Bối cảnh lịch sử Phong trào dân chủ Gwangju

Một loạt các phong trào dân chủ dâng lên ở Hàn Quốc, bắt đầu khi Tổng Thống Park Chung-hee bị ám sát ngày 26 tháng 10 năm 1979 sau 18 năm cầm quyền, để lại khoảng trống quyền lực dẫn đến bất ổn định chính trị và xã hội.[12] Tổng thống Choi kyu-hah là hậu nhiệm không điều khiển được chính phủ nên đại tướng Chun Doo-hwan kiêm bộ trưởng Bộ Tư Lệnh Cơ Vụ Quốc Quân đoạt quân quyền bằng cuộc Đảo Chính 12 Tháng 12 và cố can dự vào nội chính; tuy nhiên thì quân đội không thể tiết lộ tham vọng chính trị và không có ảnh hưởng rõ ràng với dân chính trước cuộc nội loạn quy mô lớn tháng 5 năm 1980.[13]

Các phong trào dân chủ hóa của nước bị đàn áp trong nhiệm kỳ Park được khôi phục. Khi học kỳ mới bắt đầu tháng 3 năm 1980 giáo sư học sinh bị trục xuất do các hoạt động thân dân chủ về trường và các hội sinh viên thành lập dẫn đến biểu tình toàn quốc đòi cải cách, bao gồm chấm dứt thiết quân luật, dân chủ hóa, nhân quyền, lương tối thiểu cùng tự do báo chí.[14] Đỉnh điểm là cuộc biểu tình chống thiết quân luật ở Ga Seoul ngày 15 tháng 5 năm 1980, có tầm 100,000 sinh viên, công dân tham gia.

Chun Doo-hwan đáp lại thi hành vài biện pháp đàn áp, ngày 17 tháng 5 buộc Nội các phải mở rộng luật giới nghiêm ra toàn quốc trước không áp dụng cho Jeju. Đại học phải đóng cửa, hoạt động chính trị bị cấm và báo chí bị thêm hạn chế. Quân lính điều động đến các khu vực trong nước để thi hành luật. Cùng ngày Bộ Tư lệnh Cơ vụ Quốc quân đột kích cuộc họp toàn quốc của các lãnh đạo hội sinh viên từ 55 trường đại học tu hội bàn nước cờ tiếp theo sau cuộc biểu tình ngày 15 tháng 5; 26 chính khách, bao gồm Kim Dae-jung bản xứ Nam Jeolla bị bắt tố kích động biểu tình.

Các xung đột theo sau tập trung ở Nam Jeolla đặc biệt ở tỉnh đô Gwangju vì các lý do địa lý, chính trị phức tạp. Các yếu tố vừa sâu sắc vừa đương thời:

Vùng [Jeolla hay Honam] là vựa lúa của nước Hàn, nhưng bởi tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà bị các thế lực trong, ngoài nước bóc lột trong quá khứ.[15]

Trong lịch sử Hàn biểu tình có biểu tình đối lập, đặc biệt ở Nam Jeolla, trong Cách mạng Nông dân Đông Học, Phong trào Học sinh Gwangju, Nổi loạn Yeosu-Suncheon, kháng chiến địa khu chống Nhật (1592-1958), gần đây thì trong thời kỳ Nước Cộng hòa thứ bathứ tư, đoạn trích dưới đây cho biết:

Chế độ độc tài của Park Chung-hee đã thiên vị quê nhà mình Gyeongsang ở miền đông nam về mặt chính trị và kinh tế, trong khi Jeolla phải thiệt thòi, sau biến thành lò đối lập chính trị chống chế độ, càng khiến trung ương đối xử bất công. Cuối cùng tháng 5 năm 1980 thành phố Gwangju tỉnh Jeolla bùng nổ trong cuộc khởi nghĩa đại chúng chống bạo chúa Tướng Chun Doo-hwan mới, hàng trăm dân bị giết hại đẫm máu.[16]

Sau khi luật giới nghiêm ban hành, thành phố Gwangju quân đội đàn áp đặc biệt tàn bạo và nặng nề. Mất dân chủ, độc tài lên ngôi sau khi Chun Doo-hwan cầm quyền thay Park, biểu tình toàn quốc là do vậy, mãnh liệt nhất ở Jeolla, ấy là bởi lịch sử đối lập và cấp tiến của vùng.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong trào dân chủ Gwangju http://hunjang.blogspot.com/2004/03/contemporary-k... http://populargusts.blogspot.com/2006/05/bibliogra... http://www.eroseffect.com/articles/neoliberalismgw... http://koreajoongangdaily.joins.com/news/article/a... http://koreajoongangdaily.joinsmsn.com/news/articl... http://www.kimsoft.com/1997/43kwang.htm http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20180207000... http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20190513000... http://news.naver.com/main/read.nhn?mode=LSD&mid=s... http://portobellobooks.com/human-acts-2